Có nên tự Marketing bản thân không?

Khi bạn tự Marketing bản thân mà không khéo léo sẽ bị người khác hiểu lầm là đang “khoe khoang”, “thể hiện”. Vậy thì có nên làm marketing bản thân không?

Theo tôi “NÊN”. Tuy nhiên nên như thế nào lại là vấn đề khó. Bài viết này là một chút chia sẻ của tôi giúp các bạn có thể hiểu được giá trị của việc Marketing bản thân và nên làm marketing cho bản thân mình như thế nào.

Marketing bản thân là gì?

Marketing là khái niệm thường khiến chúng ta nghĩ đến hoạt động tiếp thị sản phẩm của các công ty quảng cáo. Nhưng đó không phải là khái niệm tôi muốn nhắc đến ở đây. Marketing bản thân (hay còn gọi là Tiếp thị bản thân) là cách mà bạn khiến cho người khác biết được năng lực, giá trị và sự khác biệt của bạn.

Tại sao ở đây tôi lại dùng từ sự khác biệt mà không phải là ưu điểm hay thế mạnh? “Ưu điểm” hay “thế mạnh” thì ai mà chẳng có. Nó không rõ ràng hoặc nổi bật, tôi muốn một điều gì đó nổi bật ở bạn.

Marketing bản thân - nên hay không nên
Marketing bản thân – nổi bật giữa đám đông

Tại sao nên marketing bản thân?

Bạn tự tin rằng nếu cầm tấm bằng khá, giỏi ra trường và đi xin việc thì bạn sẽ có 1 chỗ làm ngon với mức thu nhập cao? Theo tôi, chưa hẳn đã là như vậy đâu. Thành công không chỉ dựa vào việc bạn đã làm được những gì mà còn nhờ vào khả năng tiếp thị bản thân (marketing bản thân) của bạn. Dù bạn gọi cụm từ đó là gì – tiếp thị bạn thân hay tự thể hiện mình (self-marketing, self-selling, hay self-promotion) thì bạn cũng nên thực hiện để được chú ý hơn.

Được nhà tuyển dụng chú ý, bạn có thể nhanh chóng xin được việc. Được sếp chú ý, bạn có thể nhanh chóng cải thiện vị trí của mình và tiến xa trong sự nghiệp. Do vậy, hãy nghĩ đến việc marketing bản thân không chỉ khi phỏng vấn xin việc mà còn cả trong quá trình làm việc và giao lưu cùng các đối tác. Đó là cách người khác sẽ “nể” bạn – không chỉ qua khả năng tự tin mà họ còn thấy một sự khác biệt giữa bạn và nhiều người khác họ đã gặp .

Marketing bản thân - nên hay không nên
Marketing bản thân – là người đi đầu…

Vấn đề đặt ra là Marketing bản thân như thế nào? – đây là 1 câu hỏi khó.

Theo quan điểm của tôi, kỹ năng “NÓI và VIẾT” rất quan trọng trong Marketing bản thân. Vì khi người khác chưa biết bạn là ai, họ không thể dễ dàng trao cho bạn cơ hội để bạn “thể hiện khả năng bằng việc làm hay hành động” được. Vì thế bạn chỉ có cách là thuyết phục bằng tài ăn nói hoặc viết lách của mình.

Điểm mấu chốt quan trọng ở đây là bạn cần biết phải nói gì. Lời khuyên cho bạn là thay vì nói về hoàn cảnh gia đình hay những sự kiện trong cuộc đời thì hãy kể về khả năng của bạn, những dự định hay ước mơ mà bạn đang ấp ủ và nên đề cập một chút đến cách thức mà bạn định dùng để đạt được ước mơ. Bởi các nhà tuyển dụng thường chỉ quan tâm đến giá trị mà bạn mang lại cho doanh nghiệp của họ chứ quan tâm đến hoàn cảnh gia đình và ký ức của bạn làm gì .  Nhớ là nói càng ngắn gọn càng tốt! Bạn có thể cân nhắc và trả lời các câu hỏi sau để tìm được cho mình những ý tưởng miêu tả đúng nhất về bản thân bạn: – Những gì là sức mạnh tiềm năng của bạn? – Ước mơ của bạn là gì? – Bạn đam mê lĩnh vực nào nhất? – Bạn bè thường thích điểm gì nhất ở bạn?

Trước hết, hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bạn có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình bằng việc trả lời các câu hỏi như :

Bạn có thể làm tốt/không tốt việc gì? Kiến thức chuyên môn của bạn so với người khác là cao hay thấp? Các kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp bạn có thể sử dụng có gì nổi trội hay kém so với người khác? Tính cách của bạn có điểm nào đáng khen/chê?…..

Sau khi xác định được điểm mạnh, hãy đặt chúng vào sự xem xét của nhà tuyển dụng để xem những điểm mạnh đó sẽ có lợi cho nhà tuyển dụng mình muốn nhắm tới ở mặt nào. Còn khi nêu ra điểm yếu, hãy nghĩ về điều mà các nhà tuyển dụng có thể thấy rằng các điểm yếu đó hoàn toàn có thể cải thiện được.

Tại sao nên nói về ước mơ của bạn  ? Vì ai cũng nên có một ước mơ , ước mơ chính là thể hiện 1 hoài bão , 1 tham vọng và khát khao …nếu ai đó nói rằng  “Tôi không có ước mơ” thì tôi nghĩ người đó chắc cũng chỉ thích an phận mà thôi . Bản thân tôi hay các nhà tuyển dụng không thích 1 người chỉ thích  “dậm chân tại chỗ” .

Và khi đã xác định được điểm mạnh cần làm nổi bật và điểm yếu có thể khắc phục, hãy lên kế hoạch marketing bản thân.

Kế hoạch marketing bản thân gồm 3 bước

– Xác định mục tiêu: Xác định xem công việc lý tưởng của bạn là gì? Các vị trí bạn có thể đảm nhiệm là gì? Mục tiêu 5 năm trong sự nghiệp là gì?

– Vạch chiến lược tiếp thị: Xác định xem bạn muốn nhắm đến các công ty nào? Bạn sẽ tiếp cận các công ty đó như thế nào?

– Hành động: Kế hoạch hành động nên dựa theo các câu hỏi như : Cần làm việc gì? Khi nào việc đó được hoàn thành? Ai có thể giúp đỡ bạn làm việc đó? Nhiệm vụ của bạn là đưa ra lịch trình cụ thể và deadline (thời hạn) cho các đầu việc.

Việc marketing bản thân có thể được thực hiện qua các kênh thông tin, qua hồ sơ, qua thư xin việc và qua phỏng vấn. Do vậy, tùy vào từng hình thức, bạn hãy chọn cho mình cách tiếp thị hiệu quả. Ví dụ, bạn có thể tiếp thị bản thân của các kênh thông tin như bạn bè, gia đình, người quen, blog, báo chí…. Hoặc bạn có thể tiếp thị bản thận qua hồ sơ và thư xin việc cực kỳ chuyên nghiệp và qua cuộc phỏng vấn ấn tượng.

Dù chọn cách marketing bản thân nào, bạn cũng cần để ý các điểm sau:

– Tự tin
– Có cách nhìn tích cực
– Biết cách gợi ra điều mình muốn nói nếu được mời phỏng vấn
– Hãy nhớ, khả năng bị ứng viên khác đánh bại hoàn toàn có thể xảy ra và tuyệt đối không được nản lòng.

Một điều vô cùng quan trọng và thể hiện sự khác biệt của bạn : Nói lời cảm ơn hoặc Gửi thư  cám ơn là một thủ tục lịch sự  sau khi bạn đã đến tham dự một buổi phỏng vấn tuyển dụng. Sau cuộc hẹn cũng vậy, bạn nên gửi tin nhắn hay một bản e-mail bày tỏ lời cám ơn của mình đối với người kia. Lời cảm ơn nên ngắn gọn, đơn giản và bạn cần phải gửi trong thời gian sớm nhất. Nhớ kèm thêm câu nói rằng bạn mong muốn được gặp lại sớm.

Muốn viết nữa nhưng cũng khá dài rồi , tạm dừng ở đây thôi vậy 😀 . Bài sau mình sẽ nói về những thứ không nên marketing về bản thân. Bài viết này là một chút chia sẻ từ bản thân mình, hi vọng sẽ giúp ích cho ai đọc bài viết này 😀

Theo dõi bài viết
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Gửi bình luận của bạn về bài viết này.x