Tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy

Xin chia sẻ với tất cả mọi người video buổi tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy do giảng viên trường Đại học PCCC Nguyễn Hoài Nam hướng dẫn.

Đây là một buổi học bổ sung kiến thức cuộc sống vô cùng cần thiết và giá trị. Mục đích của buổi học là nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật về PCCC, nâng cao hiểu biết về an toàn PCCC, phòng ngừa không để xảy ra sự cố cháy nổ và xử lý tất cả các tình huống khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Xin được nhấn mạnh lại một lần nữa: Đây là một buổi học vô cùng thiết thực nên các bạn hãy dành thời gian xem hết và chia sẻ với những người thân, bạn bè để phòng ngừa và xử lý tai họa khi xảy ra.

Trong cuộc sống có những việc chẳng ai mong muốn sẽ xảy ra, chẳng hạn như tai nạn, bệnh tật, hỏa hoạn, thiên tai,…và nhiều người vì thế mà chủ quan không bao giờ chuẩn bị cho những tình huống không may đó. Cũng giống như việc bạn mua bảo hiểm, chẳng ai muốn và nghĩ rằng mình sẽ bị tai nạn hay bệnh tật nên nghĩ rằng việc mua bảo hiểm là phí tiền, chẳng bao giờ sử dụng đến! Đó rõ ràng là một suy nghĩ sai lầm. Bởi không ai biết trước được tương lai, không ai làm chủ được mọi thứ trong cuộc sống.

Tôi xin minh chứng bằng rất nhiều ví dụ thực tế:

  • Bạn đang đi đường rất chậm, rất đúng luật, nhưng cũng không thể chắc chắn bạn sẽ an toàn nếu có một gã say rượu hoặc ngáo đá chạy xe với tốc độ “bàn thờ” chẳng may quệt vào bạn. Đó là một tình huống bất ngờ!
  • Hoặc khi các thiết bị điện đã sử dụng quá lâu, thời tiết Việt Nam lại nóng ẩm mưa nhiều, nhà bạn bị chập điện gây ra hỏa hoạn. Đây là trường hợp bất khả kháng.
  • Thậm chí thực tế đã xảy ra nhiều tai nạn vô cùng lãng xẹt như khi chơi thể thao, va đập mạnh gây xuất huyết não mà nạn nhân không biết. Trước đó thì vẫn bình thường nhưng vài ngày mới lăn ra chết trước sự ngỡ ngàng của người thân…
  • Còn chưa kể đến nhiều trường hợp bị sét đánh, điện giật,…

Có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Có những tình huống rất hiếm khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì bạn sẽ chẳng có cơ hội để làm lại hay hối hận. Bởi vậy, hãy trang bị những kiến thức cần thiết để giảm rủi ro của bạn xuống mức thấp nhất có thể. Đừng chủ quan!

Theo dõi bài viết
Nhận thông báo
guest
1 Bình luận
mới nhất
cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
1
0
Gửi bình luận của bạn về bài viết này.x